Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toánMọi cấu hình máy tính đều cần một bo mạch chủ. Và trên bo mạch chủ lại cần một CPU. CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm. CPU có chức năng xác định số lượng dữ liệu mà máy tính có thể xử lý cùng một lúc và tốc độ có thể xử lý dữ liệu đó. Trước khi chọn mua CPU, chúng ta cần xác định xem nhu cầu sử dụng là gì, các chương trình ứng dụng làm việc, khả năng tương thích các phần cứng.
Lựa chọn CPU của hãng nào?
Nhà cung cấp CPU thì có nhiều nhưng nổi trội hơn cả là 2 nhà sản xuất lớn là Intel và AMD. Vậy nên việc lựa chọn CPU cho máy là việc hoàn toàn dựa vào sở thích và nhu cầu thực tế của bạn để quyết định xem nên lựa chọn dòng CPU nào !
Đối với Intel, đây là một hãng sản xuất CPU khá nổi tiếng với mọi người vì đây là thương hiệu lâu đời và mang tính ổn định cao . Do đó đây là thương hiệu được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Hiện nay Intel có các dòng chip Core i3, i5, i7 và mới nhất là Core I9. Mỗi dòng chip đều có những ưu và nhược điểm riêng với người dùng, chip càng cao thì cấu hình máy tính càng khỏe. Đối với AMD thì đây là hãng sản xuất CPU khá nổi tiếng về giá thành rẻ phù hợp với với người dùng có thu nhập thấp. Nhưng nhược điểm của dòng CPU này chính là nhiệt lượng tỏa ra khá cao khi hoạt động.
Cho đến năm 2017, AMD vẫn là một thương hiệu yếu thế lép vế hoàn toàn so với Intel. Nhưng với chip Ryzen / Threadripper 2000 , AMD đã đạt được sự tương đương về hiệu năng với các bộ vi xử lý của Intel. Và trong khối lượng công việc đòi hỏi sử dụng nhiều lõi của bộ vi xử lý, CPU Ryzen 3000 mới nhất của AMD đã vượt lên.
Tuy nhiên, các CPU của Intel vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong việc chơi game ở một số trò chơi. Các bộ vi xử lý của Intel cũng mang tính tương thích cao hơn khi kết hợp với các card đồ họa để đưa ra những hình ảnh chất lượng cao nhất trên những màn hình có tần số quét cao.. Nhưng AMD đã ngày càng thu hẹp khoảng cách đáng kể với kiến trúc Zen2 mới của mình và có xu hướng cung cấp nhiều lõi và luồng hơn , giúp CPU của nó tốt hơn cho việc chỉnh sửa và xuất hình video ở cấp độ chuyên nghiệp.
Các thông số cần quan tâm khi chọn CPU
Mỗi CPU sẽ có một bảng thông số khác nhau. Tuy nhiên, có một vài thông số đáng lưu ý khi lựa chọn CPU như sau:
Tốc độ xung nhịp: Được đo bằng Gigahertz (GHz). Đây là tốc độ mà chip hoạt động, chỉ số càng cao đồng nghĩa với việc CPU hoạt động càng nhanh. Các CPU hiện đại ngày nay đều có khả năng tự điều chỉnh xung nhịp theo tác vụ đang xử lý và nhiệt độ hiện tại của nó. Chính vị vậy, trên mỗi CPU bạn sẽ thấy được thông số xung nhịp tối thiểu và tối đa của nó.
Core: Nhân, lõi của bộ xử lý. Bộ vi xử lý hiện đại đi kèm với nhiều hơn một lõi. Mỗi lõi giống như bộ xử lý của riêng nó và tất cả chúng hoạt động đồng thời cùng nhau như một bộ xử lý. Bộ xử lý với một số lõi có khả năng chạy nhiều tiến trình hơn cùng một lúc bằng cách phân chia khối lượng công việc giữa mỗi lõi. Cần lưu ý rằng bạn sẽ chỉ thấy hiệu suất tăng từ việc có nhiều lõi hơn nếu bạn chạy các ứng dụng được tối ưu hóa để tận dụng các lõi bổ sung.
Thread: Luồng xử lý dữ liệu. Các CPU hiện nay thì công nghệ siêu phần luồng giúp bộ vi xử lý có thể xử lý cùng lúc 2 luồng dữ liệu song song. Ngoài ra khi bạn thấy CPU 4 Core 4 thread có nghĩa là CPU này có 4 bộ vi xử lý (4 nhân, 4 lõi) bên trong và có thể xử lý đồng thời 4 luồng dữ liệu.
Số chân cắm: Số lượng chân cắm trên CPU được lấy làm tên gọi cho CPU đó khi mua CPU phải tương thích với đế cắm (Slot, Socket) trên Mainboard. Đây là yếu tố bắt buộc bạn cần phải lưu ý khi chọn mua CPU. Nếu bạn đã mua Mainboard trước, hãy chắc chắn rằng bộ vi xử lý tương thích với mainboard đó. Và ngược lại, nếu bạn muốn xây dựng một cấu hình máy tính dựa vào CPU đã chọn trước, hãy chắc chắn rằng bo mạch chủ bạn mua có số chân cắm tương thích.
Card đồ họa tích hợp: Với các công nghệ sản xuất CPU như hiện này thì đã cho ra loại CPU có thêm GPU (graphics processing unit) được tích hợp luôn trên đó sẽ giúp cho bạn xử lý đồ họa, chế độ 3D một cách thuận tiện nhất khi máy không có Card rời. Việc sử dụng CPU có card đồ họa tích hợp rất có ích, đặc biệt là khi bạn gặp sự cố với card màn hình rời. Ở dòng chip Intel, các CPU không có đồ họa tích hợp là các CPU có kí hiệu F ví dụ như Intel Core I5 9400F. Các CPU này được thiết kế để dành riêng cho những đối tượng khách hàng xây dựng cấu hình sử dụng card màn hình rời.