Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toán
CPU được gắn trên một mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ. Nhiều người lắp ráp máy tính mới tiếp cận thường không biết nhiều về sự kết hợp này. Nếu không tương thích sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Các bạn cần phải lưu ý. Vậy, làm thế nào để chọn được CPU phù hợp ? Hãy cùng Quốc Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây :
Hướng dẫn cách chọn CPU phù hợp với Mainboard (bo mạch chủ) cho máy tính
Để lựa chọn được loại CPU phù hợp nhất với main, trước tiên bạn cần định rõ mục đích sử dụng. Tuỳ vào việc bạn sử dụng máy tính cho mục đích gì, loại CPU cần chọn cũng sẽ khác biệt.
Nếu các bạn chỉ cần sử dụng máy tính cho các phần mềm tin học văn phòng cơ bản và xem phim, lướt wed thì một chiếc CPU có tốc độ xử lý trung bình sẽ phù hợp với bạn. Ngược lại, nếu bạn sử dụng để làm các công việc liên quan đến Design hoặc chơi game thì yêu cầu đối với CPU là khá cao.
1. Cách chọn CPU theo nhà cung cấp
Nhà cung cấp CPU thì có nhiều nhưng nổi trội hơn cả là 2 nhà sản xuất hàng đầu là Intel và AMD. Vậy nên việc lựa chọn CPU cho máy là việc hoàn toàn dựa vào sở thích và nhu cầu bên ngoài thực dụng của bạn để quyết định chọn dùng tới.
Đối với Intel thì một hãng sản xuất CPU khá nổi tiếng với mọi chúng ta vì thương hiệu đã lâu, lỗi thời và tính ổn định. Do đó được nhiều người tin tưởng sử dụng dùng tới nhà sản xuất này. Hiện nay, Intel có các dòng chip thông dụng nhất Core i3, i5 và i7, mỗi dòng chip đều có những ưu và nhược điểm riêng với quý khách hàng, chip càng cao thì máy tính cấu hình càng khỏe.
Đối với AMD thì sản xuất hãng CPU khá nổi tiếng về rẻ phù hợp giá thành với quý khách có thu nhập thấp nhưng khi sử dụng chọn hãng, nhà cung cấp sản suất này thì tỏa ra nhiệt lớn khi dùng nhiều hơn.
2. Cách chọn CPU theo chủng loại – Cấp độ
Mặc dù đa dạng về chủng loại, dựa vào khả năng hoạt động, ta có thể chia CPU ra thành 4 cấp độ như sau:
CPU cấp thấp: Dành cho các loại máy tính chỉ dùng để học, lướt web, các ứng dụng tin học văn phòng cơ bản và giải trí thông thường. Một số loại có thể tham khảo là Intel Celeron, AMD Sempron
CPU trung bình thấp: Đáp ứng các nhu cầu tương tự như với CPU cấp thấp nhưng với tốc độ xử lý nhanh hơn. Ví dụ: AMD Athlon 64, Intel Pentium 4
CPU trung bình cao: Sử dụng được cho các máy tính phục vụ thiết kế đồ hoạ (sử dụng các phần mềm như Ai, Ps…) Một số loại CPU thuộc cấp này là AMD Athlon 64 x2, AMD Athlon FX, Intel Core Duo, Intel Core2 Quad…
CPU cao cấp: Thường được sử dụng trong máy chủ của các hệ thống mạng, các thiết bị chuyên môn. Ví dụ: AMD Athlon II, AMD Phenom II, Intel i3, i5, i7; Intel Xeon…
3. Cách chọn CPU theo tốc độ xử lý
Tốc độ xử lý của CPU được hiểu là tốc độ xung nhịp, được đo bằng Gigahertz (Ghz). Đây là thước đo số chu kỳ quay mà CPU có thể thực hiện mỗi giây.
Ví dụ, một CPU có tốc độ là 1,8 Ghz có thể thực hiện 1,8 tỉ chu kỳ xoay mỗi giây. Tốc độ càng cao thì khả năng xử lý các tác vụ của CPU càng nhanh. Tuy nhiên, tốc độ không phải là yếu tố quyết định khi lựa chọn CPU.
Một CPU đời thấp có Ghz cao không thể bằng một CPU đời cao nhưng có Ghz thấp hơn. Nhưng với các loại CPU trong cùng một phân khúc hay dòng sản phẩm thì tốc độ là một yếu tố tốt để mang ra so sánh.
4. Cách chọn CPU theo cấu tạo nhân – luồng
Nhân (core) là lõi của bộ xử lý. Khi nói CPU có 2 core nghĩa là trong CPU có 2 bộ vi xử lý. 2 core này giúp CPU có thể thực hiện cùng lúc 2 tác vụ khác nhau. CPU càng hiện đại thì càng có nhiều core hơn.
Luồng (thread) được hiểu là luồng xử lý dữ liệu. Thông thường, 1 CPU sẽ xử lý 1 luồng dữ liệu. Tuy nhiên với công nghệ ngày càng phát triển, CPU ngày nay được trang bị thêm Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng). Công nghệ này giúp CPU xử lý được 2 luồng dữ liệu trong cùng một thời điểm. Khi đó, hiệu quả hoạt động của CPU sẽ tăng lên 20%.
Một số cách chọn CPU phù hợp với Mainboard khác
Socket (chân cắm): Socket thể hiện sự tương thích giữa mainboard và CPU. Nếu có sự khác nhau giữa thông số socket của mainboard và CPU thì bạn sẽ không sử dụng được. Do đó, bạn cần nắm rõ thông số socket của thế hệ mainboard. Kết hợp với những tiêu chí trên để từ đó tìm ra loại CPU thích hợp.
Bus: Đây là tốc độ xung truyền dữ liệu của hệ thống, được tính bằng Megahertz (Mhz). Khi lựa chọn CPU, tốc độ bus cũng phải thích hợp với tốc độ của mainboard.
Cache (bộ nhớ trong): Đây là bộ nhớ đệm nằm trong CPU. Cache càng lớn thì lượng dữ liệu được lưu trong CPU càng nhiều. Thông thường, CPU có cache khoảng 256Kb – 512Kb. Một số loại CPU cao cấp có cache dao động từ 2MB – 8MB.
GPU (Graphics Processing Unit): Được hiểu là bộ xử lý đồ hoạ. CPU được tích hợp thêm GPU sẽ là lựa chọn phù hợp cho máy tính chạy các ứng dụng đồ hoạ, games có cấu hình cao.