Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toánBo mạch chủ (mainboard) chính là trái tim của chiếc máy tính, nơi mà các bộ phận khác trên máy tính kết nối, giao tiếp với nhau. Dù bo mạch chủ rất bền bỉ và đủ mạnh mẽ để chống trọi với sự tàn phá, va đập nhưng nếu sử dụng không cẩn thận bo mạch vẫn có thể hỏng hóc. Dưới đây là những hiện tượng dẫn đến tình trạng hỏng mainboard mà bạn cần biết.
Là hiện tượng mạch điện bị chập lại ở điểm làm cho tổng mạch nhỏ đi, dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột ngột và điện áp giảm xuống. Đây vấn đề phổ biến trong các máy tính để bàn nhưng ít xảy ra trên máy tính xách tay.
Khi các bo mạch dẫn điện tới các thành phần khác trên máy tính, nó không được phép tiếp xúc với bất cứ kim loại nào, có thể chính bản thân nó hoặc một thành phần nào trong case đó được trang bị thêm gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho bo mạch chủ.
Bạn cần kiểm tra các cáp kết nối, cáp tháo rời trong quá trình bảo dưỡng vì đây là sai lầm khá phổ biến. Trong quá trình lắp ráp máy tính việc lắp ráp bo mạch chủ với các ốc vít cần chính xác và chắc chắn, rất nhiều trường hợp bị tình trạng ngắn mạch là do ốc vít lỏng lẻo khi tháo và lắp bo mạch.
Bo mạch chủ được cung cấp nguồn điện bởi nguồn máy tính có viết tắt là PSU (Power Supply Unit), chọn PSU cũng rất quan trọng và tùy thuộc vào các thành phần có trong máy tính của bạn. Đây cũng là một hiện tượng dẫn đến việc hư hại tuổi thọ của bo mạch chủ.
Khi tắt thiết bị điện bạn có thấy ánh sáng lóe lên không? Đó là hiện tượng đột biến của dòng diện, khi tắt sẽ có một vài giây để dòng điện chuyển hướng đến các thiết bị khác. Hiện nay, các PSU và bo mạch chủ đều có khả năng chỉnh điện áp thể khắc phục sự cố này nhưng nếu quá tải hay vượt mức chịu đựng của thiết bị có thể khiến các thiết bị trong máy tính bị cháy.
Giải pháp thích hợp ở đây là bạn nên sử dụng các thiết bị chống ngắn mạch, quá tải.
Đây luôn là kẻ thù của các thiết bị điện tử và với mainboard cũng thế. Nó cần phải ở một trạng thái mát mẻ để hoạt động cũng như gia tăng tuổi thọ cho mainboard, bạn phải đảm bảo về hệ thống tản nhiệt, quạt gió cho cây máy tính hoạt động để giảm tải nhiệt năng sinh ra trong quá trình sử dụng.
Cần vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ các linh kiện máy tính đặc biệt là bo mạch chủ. Hầu như sau khi sử dụng quá lâu thường thì sau 1 năm nếu chưa từng vệ sinh rất dễ bị quá nhiệt bởi bụi bặm bám vào, sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bo mạch chủ mà ngay cả các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng theo.
Nếu bạn chỉ là người sử dụng thông thường thì chỉ khi nào máy tính của bạn không hoạt động, bật không lên hoặc quá chậm chạp trong khi sử dụng thì bạn mới để ý tới. Cũng có thể lỗi là do một thiết bị khác trong máy tính chứ không hẳn là do mainboard tuy nhiên bạn cần kiểm tra để đánh giá tình trạng của nó.
Hãy xem xem nguồn máy tính của bạn đèn hiện lên, thông thường ở các nguồn máy tính đều có một đèn báo là đèn xanh lá cây khi cắm điện. Nếu không có thì một là do PSU và hai là do bo mạch chủ. Nhưng bạn cũng cần phải test lại với một PSU khác, nếu máy vẫn không lên bạn cần phải kiểm tra đến các thiết bị khác.
Nếu đèn hiện lên mà không chạy, hãy kiểm tra CPU và RAM. Thử cho chạy với hai thành phần trên xem có vào được BIOS khởi động hay không. Tháo CPU và RAM vệ sinh chân Ram sạch sẽ và lau chân CPU vì hiện nay các loại chíp sử dụng đều là chíp không chân, còn với phần chân chíp trên main bạn chỉ nên dùng quả thổi về thổi bụi không nên cho những vật thô ráp có thể làm cong hoặc gãy chân chíp.
Mẹo: Nếu không được bạn hãy thử tháo Pin CMOS ra để khoảng 20 phút để reset BIOS, còn nếu pin đã quá lâu thì bạn có thể thay thế pin mới.
Một cách kiểm tra khác là bạn có thể để ý qua các tiếng bíp như sau:
Trên đây là những hiện tượng sẽ gây đến hỏng hóc cho mainboard, hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để có thể bảo vệ chiếc máy tính của mình tốt nhất. Chúc các bạn thành công.